Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, cơn bão số 9 (tên gọi quốc tế là Molave) có thể đạt cấp 13, giật cấp 15 gây ảnh hưởng đến miền Trung (từ Phú Yên ra Quảng Trị) và Bắc Tây Nguyên. Đây được coi là trận "cuồng phong" thực sự, có thể sẽ xảy ra nhiều thiệt hại nên không được chủ quan.
Nhà
chung cư cao tầng, cao ốc là những nơi lý tưởng để phòng chống lũ lụt
nếu xảy ra trong và sau bão. Tuy nhiên, các vị trí cao tầng này cũng
tiềm ẩn nhiều nguy hiểm mà bão có thể mang lại do địa hình cao hơn, dễ
bị tác động bởi gió, lốc.
Nhà cao tầng, chung cư là nơi trú ẩn bão an toàn nhưng cũng chứa đầy nguy hiểm rình rập
Dưới
đây là một số lưu ý tránh bão hiệu quả của BS Huỳnh Bá Tản - Trung tâm
Cấp cứu 115 TPHCM dành cho người dân đang ở trong nhà chung cư cao tầng,
cao ốc trước cơn bão số 9 sắp đổ bộ đất liền:
1. Hạn
chế những âm thanh khó chịu. Ở các khe cửa thông thường, gió có thể gây
rít qua những khe hở (nhất là đối với những dạng cửa lùa) sẽ tạo ra
những âm thanh rất khó chịu. Việc gió bị "rót" qua những kẽ hở này còn
có thể gây nguy cơ rung, giật các đồ đạc trong nhà. Do đó cần dùng các
sợi dây vải hoặc ron cao su chèn vào các khe cửa, hoặc dùng băng keo dán
tạm cả hai mặt trong ngoài khe cửa.
2. Bản
lề - yếu điểm cũng đồng thời là điểm yếu. Đối với một số bản lề bị lung
lay tại các chung cư đã sử dụng nhiều năm, nó có thể gây bung khỏi
khung cửa, hoặc rung lắc khiến gây vỡ kính. Cần khẩn trương cố định hoặc
chêm lót bản lề vững chắc.

BS Huỳnh Bá Tản (đeo kính) có nhiều năm kinh nghiệm tại Trung tâm cấp cứu 115 TPHCM
3.
Nguy cơ vỡ kính cửa sổ: Thường ron cao su chêm lót kính của các cửa sổ
sau một thời gian sử dụng sẽ bị chai cứng hoặc hở, nên cần phải được
chêm lót hoặc dán băng keo bịt khe hở. Nếu cẩn thận có thể dùng băng keo
trong dán bắt chéo các ô cửa kính để đề phòng mảnh vỡ không bị văng vào
nhà trúng người.
4.
Trong những tình huống rung lắc nguy hiểm: nơi an toàn là sát dưới các
góc chân cột lớn trong căn hộ hoặc gian nhà, bởi khi rớt mảng bê tông la
phông ốp trần thạch cao hoặc thậm chí sập mái thì những góc cột này sẽ
tạo nên một góc tam giác an toàn.
5.
Chuẩn bị sẵn sàng các vật dụng: Đèn pin, đèn đeo trán, dây thừng, còi tu
huýt, đai bảo hiểm hay dây nịt, phao tay, mũ bảo hiểm, kính bảo hộ mắt,
bình chữa cháy,... và đừng quên soạn sẵn một ba lô đựng những giấy tờ
quan trọng để mang theo khi cần.
6. Nên sẵn sàng các phương án để thoát ra khỏi căn hộ nếu có hiệu lệnh từ Ban quản trị tòa nhà theo thang thoát hiểm.
Lưu ý: Cần chuẩn bị các dụng cụ hứng, tát nước, giẻ chặn trong trường hợp nước tràn vào nhà.
Trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km và tiếp tục mạnh thêm.
Đến 10
giờ ngày 27/10, vị trí tâm bão ở khoảng 13,8 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh
Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 280km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất
vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (115-150km/giờ), giật cấp 15.
Trong 24 đến 48 giờ, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km.
Đến 10
giờ ngày 28/10, vị trí tâm bão ở khoảng 14,5 độ Vĩ Bắc; 109,4 độ Kinh
Đông, ngay trên vùng biển ven bờ các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Sức
gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/giờ), giật cấp
15.
Trong
48 đến 72 giờ, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được
khoảng 20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên sau đó suy
yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 10
giờ ngày 29/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 14,9 độ Vĩ Bắc;
104,5 độ Kinh Đông, ngay trên khu vực Nam Lào. Sức gió mạnh nhất vùng
gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.
Cấp độ rủi ro thiên tai do bão số 9: cấp 4.
Theo Lê Bình - AloBacsi